PDA

View Full Version : Thành công hơn khi được nhận từ những lời phê bình


boreiclin254
21-10-2019, 10:30 AM
Theo báo cáo của Gallup’s State of the American Workplace, hiện tại, hầu hết các quản lý không cung cấp đủ các loại phản hồi cần thiết để mang lại hiệu suất tốt hơn. Chỉ có 23% nhân viên xác nhận rằng quản lý của họ cung cấp phản hồi ý nghĩa. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận được giá trị cao nhất từ các phản hồi, hãy giúp người đối diện đưa ra thêm thông tin hữu ích bằng cách đặt câu hỏi phù hợp.

>>> Xem nhanh: Dân kinh doanh chuyên nghiệp nào cũng phải có những kỹ năng này (https://mangvieclam.com/cam-nang-viec-lam/dan-kinh-doanh-chuyen-nghiep-nao-cung-phai-co-nhung-ky-nang-nay-581.html)

THỰC SỰ LẮNG NGHE

Trong khi đặt câu hỏi, hãy thực sự lắng nghe câu trả lời. Nên tự tách mình ra khỏi cảm xúc và đừng phản ứng lại. Nghĩ về điều này như nhiệm vụ “truy tìm sự thật”. Khi đã có đủ thông tin, bạn hãy tóm tắt và nhắc lại những điều mình nghe được. Phải chắc chắn rằng đôi đang nhìn và nói về cùng một câu chuyện. Sẽ không có tổn thương khi bạn biết đặt mình vào vị trí của người khác. Sếp hoặc đồng nghiệp có lẽ cũng không hề thoải mái khi nêu ra với bạn những chủ đề thế này, chỉ là họ cần phải nói.

https://uphinh.vn/images/2019/10/21/1395457ba0515527ca09920bda6eabd3.jpg (https://mangvieclam.com)

Thực sự lắng nghe những lời góp ý, phê bình của người khác

HỎI ĐỂ LÀM RÕ

Đôi khi các phản hồi được diễn đạt hoặc trình bày rất kém. Chẳng hạn như đối phương sử dụng cách nói khái quát quá mức với vô số cụm từ như: “Bạn luôn luôn”, “Anh không bao giờ”, “Tôi rất ghét khi cô”… Các phản hồi dành cho bạn nhiều lúc cũng có thể quá mơ hồ và không có ý nghĩa gì.

Đó là lý do vì sao việc giữ suy nghĩ khách quan và đi thẳng vào trọng tâm thông điệp mà người khác đang cố truyền đạt là cực kỳ quan trọng. Hãy đặt ra các câu hỏi nương theo dòng trò chuyện, như “Bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể cho vấn đề mà bạn đang nói không?” để thu hẹp phạm vi tập trung. Hiểu thêm về các cẩm nang làm việc tại tên miền mangvieclam.com (https://mangvieclam.com/cam-nang-viec-lam/nhay-viec-vi-sao-ma-ban-ban-la-nguoi-duoc-chon-427.html) để biết chi tiết.

TRÁNH BIỆN MINH

Đây không phải là thời gian lẫn địa điểm tốt để cố gắng chuyển hướng sự khiển trách hay hợp thức hoá hành vi của bạn. Đây là lúc thích hợp để nói “Cảm ơn những phản hồi của anh” một cách đơn giản. Bạn cần thời gian để đưa ra vài suy nghĩ về trọng tâm vấn đề.

https://uphinh.vn/images/2019/10/21/7bb736aa00dec4184d91b1d2dc4ff709.jpg

Không biện minh cho điểm yếu của mình

Nói với người đó rằng bạn đánh giá cao thiện chí và thời gian của họ, về phần mình, bạn cần có thời gian để suy nghĩ về những điều họ nói. Nếu cứ tiếp tục tránh né, bao biện hoặc bào chữa, bạn chỉ thành công trong việc khiến mình có vẻ yếu đuối hơn, đó không phải là ấn tượng đẹp để lại trong mắt người khác. Thông tin hay (https://mangvieclam.com/cam-nang-viec-lam/nhan-vien-tu-van-bat-dong-san-cam-nang-cho-nguoi-moi-gioi-587.html) này sẽ hữu ích cho bạn đọc trong xây dựng sự nghiệp thành công.

ĐI TIẾP VỚI NGƯỜI ĐÃ PHÊ BÌNH BẠN

Khi đã dành thời gian nghiền ngẫm kỹ càng về những nhận xét hay góp ý, và hiểu nó quan trọng thế nào đối với sự phát triển nghề nghiệp của mình, hãy nỗ lực dõi theo nó. Đề nghị người đã đưa ra phản hồi ban đầu dành cho bạn vài phút. Giải thích rằng bạn đã suy xét vấn đề , và chia sẻ những điều bạn khám phá được cũng như những hướng đi khả thi mà bạn tin rằng nó giúp mình cải thiện tình hình.

Cũng sẽ không hại gì nếu bạn đề nghị đối phương tư vấn cho mình vài ý tưởng hoặc lời khuyên. Có thể, họ từng trải qua tình huống tương tự và cố gắng chia sẻ kinh nghiệm thực tế để bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Qua kênh Mang Viec Lam (https://mangvieclam.com/cam-nang-viec-lam/lam-moi-y-tuong-cho-dan-lam-content-luc-bi-bach-568.html), bạn sẽ hỏi được từ những sự cải tiến mới. Điều này có thể là khởi đầu tốt cho một mối quan hệ cố vấn lành mạnh và hiệu quả.