PDA

View Full Version : Bệnh tiểu đường là gì?


nutrinose
18-01-2013, 02:50 PM
Bệnh tiểu đường là gì? (http://nutrinose.com/benh-tieu-duong-la-gi/)

+ Bệnh tiểu đường (http://nutrinose.com/chuyen-muc/c-kien-thuc-y-hoc/benh-tieu-duong/) (Tên tiếng anh là Diabetes mellitus) hay còn gọi là đái tháo đường là một trong các nhóm bệnh liên quan đến cơ chế chuyển hóa biểu hiện ở lượng đường (glucose) trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường gây ra do suy giảm chức năng tiết insulin của tuyến tụy hoặc bị lỗi trong quá trình vận hành của insulin hoặc là do cả hai. Bệnh tiểu đường lần đầu tiên được xác định là căn bệnh liên quan đến “nước tiểu có vị ngọt”. Nồng độ đường huyết cao (đường huyết tăng) dẫn đến lượng đường glucose tích tụ vào nước tiểu, do đó xuất hiện cụm từ “nước tiểu có vị ngọt”.

+ Thông thường, lượng đường trong máu được kiểm soát chặt chẽ bởi insulin - một hoóc mộn được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin có chức năng làm giảm lượng đường glucose trong máu. Khi lượng đường huyết tăng cao (ví dụ: sau khi ăn), insulin từ tuyến tụy sẽ tiết ra để ổn định lượng đường glucose.

+ Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, insulin không tiết ra hoặc tiết ra không đủ gây tăng cao lượng đường huyết. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, điều đó có nghĩa là bệnh có thể kiểm soát được nhưng kéo dài suốt đời.

+ Là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

+ Tỉ lệ người bị bệnh tiểu đường (http://nutrinose.com/chuyen-muc/c-kien-thuc-y-hoc/benh-tieu-duong/) trên thế giới rất cao, cứ mỗi 100 người thì có một người bị mắc bệnh này. và một điểu thật sự đáng buồn là nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ Bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2012, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 8%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người.

http://nutrinose.com/assets/Nutrinose-duong-the-he-moi-300x300.png

+ Có rất nhiều người mang bệnh nhưng không biết, vì không có triệu chứng.

“Đường” (carbohydrates) là một trong những chất biến dưỡng căn bản của cơ thể, có trong cơm gạo, bánh mì, các thức ăn ngọt, … Các chất biến dưỡng căn bản khác là chất đạm (protein), chất mỡ (lipids), sinh tố (vitamins), muối khoáng (minerals).

+ Gần như mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của mình, các tế bào cần đến một chất gọi là “insulin”. Insulin giúp đưa chất đường từ máu vào trong các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường trong máu không bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi “tụy tạng” (pancreas), một cơ quan nằm ở bụng trên, phía sau bao tử.

+ Tụy tạng giữ 2 nhiệm vụ: tiết các diếu tố (enzymes) giúp vào sự tiêu hóa, và tiết các chất như “insulin”, “glucagon” cần cho sự biến dưỡng của các tế bào. Insulin được tiết bởi các tế bào có tên “beta” (beta cells) trong tụy tạng. Khi các tế bào “beta” của tụy tạng bị bịnh, không tiết đủ chất insulin cơ thể cần, đường trong máu lên cao, vì không vào được trong các tế bào. Hoặc dù chất insulin có đủ, song vì một lý do nào đó, tế bào không sử dụng được chất insulin để đưa đường vào được bên trong tế bào, đường cũng tăng cao trong máu.

+ Vì vậy, Bệnh tiểu đường (http://nutrinose.com/chuyen-muc/c-kien-thuc-y-hoc/benh-tieu-duong/) được chia thành hai loại: bệnh tiểu đường loại 1 (http://nutrinose.com/benh-tieu-duong-tuyp-1-la-gi/) (loại thiếu chất insulin trong cơ thể) và bệnh tiểu đường loại 2 (http://nutrinose.com/benh-tieu-duong-tuyp-2-la-gi/) (loại có insulin trong cơ thể, nhưng tế bào không dùng được insulin). Hai loại tiểu đường này có nhiều điểm khác biệt với nhau. Có đến 90% số người bị bệnh tiểu đường mang bệnh tiểu đường loại 2 (http://nutrinose.com/benh-tieu-duong-tuyp-2-la-gi/).

+ Ban click vào đây để tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường loại 1 (http://nutrinose.com/benh-tieu-duong-tuyp-1-la-gi/).