PDA

View Full Version : Giữa thủ đô, hàng loạt cửa hàng Việt kì thị khách Việt


xiaoli_a
22-03-2013, 10:19 AM
Từ khoá liên quan:
http://www.tinmoi.vn/tag/th%E1%BA%A9m-m%E1%BB%B9-vi%E1%BB%87n-Linh-Nhung - http://vnexpress.net/tag/115362/tham-my-vien-linh-nhung - http://traucau.vn/dich-vu-cuoi/thammyvienlinhnhung
_________________________________________________
Giữa thủ đô, hàng loạt cửa hàng Việt kì thị khách Việt

“Em ơi, chiếc quần này không phù hợp với người Việt đâu, thường bán cho Tây thôi” - Một chủ cửa hàng trên phố cổ (Hà Nội) xua tay khi khách Việt ngỏ ý hỏi về chiếc quần lụa đang bày bán ngay ngắn trên kệ.
Tin tức cập nhật liên tục những tin mới, tin nóng, tin hot, chuyện đó đây được chị em phụ nữ quan tâm.

Cửa hàng trên phố Hàng Bè vẫn không tiếp người Việt?

Sau trường hợp của người phụ nữ Việt nọ bị từ chối bán hàng, chia sẻ trên facebook, gây xôn xao trong cộng đồng mạng 2 ngày gần đây, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã trực tiếp thử vào vai một khách hàng Việt tới cửa hàng thời trang P.T, nơi trước đó đã bị khách “tố” kỳ thị người Việt.

Cửa hàng này tuy nhỏ nhưng lại khá ấn tượng với những bộ quần áo hay những mẫu thủ công mỹ nghệ cầu kỳ và bắt mắt. Khi phóng viên (lúc này là khách hàng đi mua sắm) bước chân vào quán, cửa tiệm không có một bóng người.


Một khách Việt muốn mua hàng tại đây phải ra đứng đợi ngoài cửa, hết khách (đang mua hàng trong quầy) thì mới được vào.

Thấy khách vào, chủ tiệm nhanh nhảu: “Em mua buôn hay mua lẻ?”. Chưa kịp trả lời thì lại được đáp trả luôn: “Cửa hàng chúng tôi chỉ bán buôn chứ không bán lẻ. Nếu mua lẻ thì anh chị sẽ chỉ cho em cửa hàng mà em cần mua. Em đi qua những cửa hàng khác cũng có loại hàng giống y cửa hàng anh chị”.

Theo như quan sát của phóng viên Giáo dục Việt Nam, trong vòng 1 giờ đồng hồ, không chỉ phóng viên bị “đuổi khéo” mà một khách hàng người Việt khác cũng bị bắt quay ra khi có nhã ý mua hàng tại đây.

Chị Bùi (28 tuổi, Hàng Chuối, Hà Nội) kể: “Khi tôi vào quán thì chủ quán đang tiếp một vị khách khác. Khi nhìn thấy tôi, chủ tiệm quay ra nói: “Anh đang có khách, em vui lòng đợi”.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là chủ tiệm không cho tôi vừa đứng đợi vừa thoải mái xem hàng ở trong quán mà yêu cầu khách hàng ra tận phía ngoài cửa để đứng đợi. Điều đó đồng nghĩa với việc bắt khách hàng ra đứng ngoài vỉa hè, gần lòng đường và hít bụi, giống như kiểu phải xếp hàng khi được đọc đến tên thì mới được vào vậy, trong khi, bên trong cửa hàng chỉ có duy nhất một người. Tôi cảm thấy bực mình nên ra ngoài và đi luôn, tự nhủ sẽ không bao giờ quay trở lại!”.

Xem ra, mặc dù luôn miệng khẳng định “không kỳ thị người Việt” nhưng các cửa hàng trên phố Cổ Hà Nội vẫn luôn có cách “đối xử rất riêng” với các khách hàng Việt của mình.

“Phố Cổ nhưng dành cho người Tây”

“Phố Cổ nhưng dành cho người Tây” - Đó là một thực tế mà những ai đã từng một lần đi mua sắm tại Phố Cổ (Hà Nội) đều có thể dễ dàng nhận thấy. Không dừng lại ở những chiếc biển hiệu quảng cáo đầy rẫy chữ tiếng Anh, tiếng Pháp,…, thái độ của những người bán hàng cũng “đặc sệt” sự phân biệt rõ ràng giữa “khách Tây” và “khách ta”.

Và bằng cách này hay cách khác, khi nhìn thấy bóng người Việt bước chân vào quán, nhiều cửa hàng Việt trên phố Cổ Hà Nội luôn tìm cách “đuổi khéo” như kiểu “đi đi cho khuất mắt người ta” vậy!

16h30 chiều ngày 20/3/2013, Vũ Thị Thủy (Sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Hà Nội) trong lúc đi ăn tại phố Tô Tịch có ghé qua cửa hàng đồ thêu ren trên phố Hàng Gai.

Vốn là đứa con gái thích thêu thùa, Thủy định bụng sẽ mua một cái túi nhỏ xinh để làm quà tặng mẹ, tuy nhiên, khi vừa bước chân vào cửa hàng, chưa ngắm nghía được vài giây thì chị chủ quán đã bước tới gần, gằn giọng nói: “Em muốn xem gì và xem với mục đích gì? Em xem để mua hay em xem để chê xấu…”. Giọng chị lanh lảnh, chua chát và nói không ngớt câu như muốn “đuổi cổ” khách hàng Việt này ra ngay khỏi cửa hàng của mình.

Thủy bẽn lẽn đi ra, trong lòng không khỏi ấm ức…




Không ít các cửa hàng người Việt trên phố Cổ bằng cách này hay cách khác luôn "đuổi khéo" người Việt khi khách bước vào mua hàng.

Cách đó không xa, tại một cửa tiệm bán quần áo tơ lụa, khi chị Hoa (30 tuổi, cư ngụ tại Cầu Giấy, Hà Nội) định mua một chiếc quần thì thấy hầu hết bảng giá đính kèm đều tính bằng tiền USD. Chưa kịp hỏi han thêm thì người nhân viên bán hàng đã xua tay: “Em ơi, chiếc quần này không phù hợp với người Việt đâu, thường bán cho Tây thôi”. “Vì sao?” - chị Hoa hỏi. Ngần ngừ một lát, chị này nói vòng vo: “vì nó dễ nhàu”.

Ngay sau đó, chị Hoa bị tỉnh bơ đi khi có hai vị khách Tây vừa mở cánh cửa kính bước vào.

Đi tìm nguyên nhân của những “cư xử lạ” trên, phóng viên được một chủ quán trên phố Hàng Bông (Hà Nội) lý giải: Phần lớn quần áo bán ở đây toàn cỡ to, người Việt ít mặc vừa. Đồ lưu niệm thì cũng khá đắt, người Việt ít khi mua. Hầu hết những người Việt mà chị gặp đều chỉ vào ngó lơ rồi đi, ít ai chấp nhận được mức giá ấy.

Phải chăng đó là một trong những lý do mà khi thấy người Việt, các chủ cửa hàng tại đây ít niềm nở đón tiếp đến vậy?

(Theo Giáo Dục Việt Nam)