xiaoli_a
30-03-2013, 09:07 AM
Từ khoá liên quan:
Tham my vien linh nhung (https://pinterest.com/linhnhung/) - Tham my vien linh nhung (http://www.slideshare.net/thanggky/thm-m-vin-linh-nhung-a-ch-lm-p-uy-tn) - Tham my vien linh nhung (http://thammyvienlinhnhung.com/)
_________________________________________________
Công chúa Phất Kim bị chồng xẻo má
Vì một lời khuyên công chúa Phất Kim bị chồng xẻo má một cách lạnh lùng, tàn nhẫn.
Sự kiện là những thăng trầm về cuộc đời và công danh của các mỹ nữ, nhan sắc một thời trong lịch sử. Mời các bạn đón đọc để biết thêm về cuộc đời của các nhân vật nổi tiếng mà lại lắm truân chuyên này tại Eva.vn
Công chúa Phất Kim là một trong ba người con gái của Đinh Tiên Hoàng - người có công dẹp loạn 12 sứ quân và trở thành hoàng đế đầu tiên của nước Việt Nam sau nghìn năm Bắc thuộc.
Đinh Tiên Hoàng là một vị vua anh minh và có công rất lớn với lịch sử trong việc xây dựng hệ thống cai trị chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vị hoàng đế này lại rất bảo thủ trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Các hoàng tử và công chúa của Đinh Tiên Hoàng đều được sắp đặt hôn nhân theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Công chúa Phất Kim được vua cha quyết định gả cho Ngô Nhật Khánh, một sứ quân thuộc dòng dõi quý tộc. Thực ra, cuộc hôn nhân này nằm trong ý đồ xoa dịu lòng vợ và gia đình bên vợ của Đinh Tiên Hoàng. Ngô Nhật Khánh vốn là bà con của Ngô Tiên Chúa (Ngô Quyền), và là một trong những vị tướng cốt cán của 12 sứ quân giữ đất tranh hùng. Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân đã lập mẹ của Ngô Nhật Khánh làm hoàng hậu. Để lấy lòng hoàng hậu cùng nhà vợ, và ngăn chặn ý định tạo phản của Ngô Nhật Khánh, vua còn bắt con trai mình là Nam Việt Vương Đinh Liễn lấy em gái của Ngô Nhật Khánh, đồng thời gả luôn nàng công chúa Phất Kim xinh đẹp mỹ miều cho Ngô Nhật Khánh.
Công chúa Phất Kim được vua cha quyết định gả cho Ngô Nhật Khánh, một sứ quân thuộc dòng dõi quý tộc. (ảnh minh họa)
Sau khi lấy nhau, Ngô Nhật Khánh và Phất Kim công chúa đã trải qua những ngày tháng đầu rất hạnh phúc và ấm áp. Ngô Nhật Khánh đã cảm thấy nguôi lòng và không nghĩ đến chuyện tạo phản nữa. Nhưng đến một ngày nọ, bỗng dưng có một người lái buôn từ phương Bắc đến trao cho Ngô Nhật Khánh một phong thư và xì xầm to nhỏ cùng anh ta chuyện gì đó. Sau khi xem thư, Ngô Nhật Khánh xin phép vua cha cho vợ chồng mình đi kinh lý Ái Châu bằng đường thủy, và xin thêm năm chiến thuyền hộ tống.
Khi thuyền đang xuôi dòng, công chúa Phất Kim hỏi chồng: “Chúng ta sẽ đi đâu?”. Với ý nghĩ phận gái phải “xuất giá tòng phu”, Ngô Nhật Khánh không ngần ngại nói rằng anh ta định đi cầu cứu vua Chiêm để giành lại ngôi vua, và vỗ về rằng không lâu sau nữa công chúa Phất Kim nhất định sẽ được trở thành hoàng hậu của nước Đại Cồ Việt.
Thế nhưng Phất Kim là một nàng công chúa yêu nước, thương cha, coi trọng chính nghĩa nên nàng ra sức can ngăn ý đồ tạo phản của chồng. Nàng khuyên chồng cùng mình trở về tiếp tục cuộc sống yên bình, đừng phản bội vua cha cùng nước non Đại Việt để phải ngàn năm gánh chịu cùng lịch sử tội bất hiếu, bất trung và phản bội dân tộc. Tưởng đâu nghe những lời thấu lý đạt tình đầy tâm huyết của Phất Kim, Ngô Nhật Khánh sẽ tỉnh ngộ, ngờ đâu anh ta nổi giận đùng đùng quát lớn rằng: “Cha của ngươi đã lừa dối, ức hiếp mẹ con ta. Lẽ nào ta vì yêu quý nhà ngươi mà có thể quên hết tội ác của cha ngươi hay sao? Ngươi cứ về đi. Còn ta sẽ đi tiếp con đường của ta”.
Một thời gian sau công chúa Phất Kim quyết định xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa ở kinh thành Hoa Lư, những mong cuộc đời nàng sẽ thanh thản hơn. (ảnh minh họa)
Nói xong vẫn chưa hả giận, Ngô Nhật Khánh còn rút dao xẻo má vợ một cách lạnh lùng, tàn nhẫn rồi mới thúc quân chèo thuyền đi.
Ngay sau đó công chúa Phất Kim được đem về kinh thành chạy chữa, nhưng dù cho vết thương trên mặt đã liền sẹo thì nỗi tủi nhục ê chề về người chồng độc ác lại còn cấu kết cùng ngoại bang tạo phản đất nước bao giờ cũng khiến nàng nhức nhối, đau lòng.
Một thời gian sau công chúa Phất Kim quyết định xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa ở kinh thành Hoa Lư, những mong cuộc đời nàng sẽ thanh thản hơn.
Nhưng không lâu sau đó, nàng được tin vua cha và anh trai bị tên nghịch thần Đỗ Thích sát hại, triều đình và đất nước trở nên rối ren. Trong khi đó lại có tin rằng Ngô Nhật Khánh và vua Chiêm Thành dẫn hơn một nghìn thủy quân trên đường về đánh chiếm Đại Cồ Việt đã bị phong ba nhấn chìm và chết đuối giữa biển. Quá đau đớn và tuyệt vọng, công chúa Phất Kim đã nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt ở phía Tây Bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn, kết thúc một số kiếp hồng nhan đầy bất hạnh.
Sử Minh (Theo KP)
Tham my vien linh nhung (https://pinterest.com/linhnhung/) - Tham my vien linh nhung (http://www.slideshare.net/thanggky/thm-m-vin-linh-nhung-a-ch-lm-p-uy-tn) - Tham my vien linh nhung (http://thammyvienlinhnhung.com/)
_________________________________________________
Công chúa Phất Kim bị chồng xẻo má
Vì một lời khuyên công chúa Phất Kim bị chồng xẻo má một cách lạnh lùng, tàn nhẫn.
Sự kiện là những thăng trầm về cuộc đời và công danh của các mỹ nữ, nhan sắc một thời trong lịch sử. Mời các bạn đón đọc để biết thêm về cuộc đời của các nhân vật nổi tiếng mà lại lắm truân chuyên này tại Eva.vn
Công chúa Phất Kim là một trong ba người con gái của Đinh Tiên Hoàng - người có công dẹp loạn 12 sứ quân và trở thành hoàng đế đầu tiên của nước Việt Nam sau nghìn năm Bắc thuộc.
Đinh Tiên Hoàng là một vị vua anh minh và có công rất lớn với lịch sử trong việc xây dựng hệ thống cai trị chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vị hoàng đế này lại rất bảo thủ trong việc dựng vợ gả chồng cho con cái. Các hoàng tử và công chúa của Đinh Tiên Hoàng đều được sắp đặt hôn nhân theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Công chúa Phất Kim được vua cha quyết định gả cho Ngô Nhật Khánh, một sứ quân thuộc dòng dõi quý tộc. Thực ra, cuộc hôn nhân này nằm trong ý đồ xoa dịu lòng vợ và gia đình bên vợ của Đinh Tiên Hoàng. Ngô Nhật Khánh vốn là bà con của Ngô Tiên Chúa (Ngô Quyền), và là một trong những vị tướng cốt cán của 12 sứ quân giữ đất tranh hùng. Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân đã lập mẹ của Ngô Nhật Khánh làm hoàng hậu. Để lấy lòng hoàng hậu cùng nhà vợ, và ngăn chặn ý định tạo phản của Ngô Nhật Khánh, vua còn bắt con trai mình là Nam Việt Vương Đinh Liễn lấy em gái của Ngô Nhật Khánh, đồng thời gả luôn nàng công chúa Phất Kim xinh đẹp mỹ miều cho Ngô Nhật Khánh.
Công chúa Phất Kim được vua cha quyết định gả cho Ngô Nhật Khánh, một sứ quân thuộc dòng dõi quý tộc. (ảnh minh họa)
Sau khi lấy nhau, Ngô Nhật Khánh và Phất Kim công chúa đã trải qua những ngày tháng đầu rất hạnh phúc và ấm áp. Ngô Nhật Khánh đã cảm thấy nguôi lòng và không nghĩ đến chuyện tạo phản nữa. Nhưng đến một ngày nọ, bỗng dưng có một người lái buôn từ phương Bắc đến trao cho Ngô Nhật Khánh một phong thư và xì xầm to nhỏ cùng anh ta chuyện gì đó. Sau khi xem thư, Ngô Nhật Khánh xin phép vua cha cho vợ chồng mình đi kinh lý Ái Châu bằng đường thủy, và xin thêm năm chiến thuyền hộ tống.
Khi thuyền đang xuôi dòng, công chúa Phất Kim hỏi chồng: “Chúng ta sẽ đi đâu?”. Với ý nghĩ phận gái phải “xuất giá tòng phu”, Ngô Nhật Khánh không ngần ngại nói rằng anh ta định đi cầu cứu vua Chiêm để giành lại ngôi vua, và vỗ về rằng không lâu sau nữa công chúa Phất Kim nhất định sẽ được trở thành hoàng hậu của nước Đại Cồ Việt.
Thế nhưng Phất Kim là một nàng công chúa yêu nước, thương cha, coi trọng chính nghĩa nên nàng ra sức can ngăn ý đồ tạo phản của chồng. Nàng khuyên chồng cùng mình trở về tiếp tục cuộc sống yên bình, đừng phản bội vua cha cùng nước non Đại Việt để phải ngàn năm gánh chịu cùng lịch sử tội bất hiếu, bất trung và phản bội dân tộc. Tưởng đâu nghe những lời thấu lý đạt tình đầy tâm huyết của Phất Kim, Ngô Nhật Khánh sẽ tỉnh ngộ, ngờ đâu anh ta nổi giận đùng đùng quát lớn rằng: “Cha của ngươi đã lừa dối, ức hiếp mẹ con ta. Lẽ nào ta vì yêu quý nhà ngươi mà có thể quên hết tội ác của cha ngươi hay sao? Ngươi cứ về đi. Còn ta sẽ đi tiếp con đường của ta”.
Một thời gian sau công chúa Phất Kim quyết định xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa ở kinh thành Hoa Lư, những mong cuộc đời nàng sẽ thanh thản hơn. (ảnh minh họa)
Nói xong vẫn chưa hả giận, Ngô Nhật Khánh còn rút dao xẻo má vợ một cách lạnh lùng, tàn nhẫn rồi mới thúc quân chèo thuyền đi.
Ngay sau đó công chúa Phất Kim được đem về kinh thành chạy chữa, nhưng dù cho vết thương trên mặt đã liền sẹo thì nỗi tủi nhục ê chề về người chồng độc ác lại còn cấu kết cùng ngoại bang tạo phản đất nước bao giờ cũng khiến nàng nhức nhối, đau lòng.
Một thời gian sau công chúa Phất Kim quyết định xuống tóc đi tu tại một ngôi chùa ở kinh thành Hoa Lư, những mong cuộc đời nàng sẽ thanh thản hơn.
Nhưng không lâu sau đó, nàng được tin vua cha và anh trai bị tên nghịch thần Đỗ Thích sát hại, triều đình và đất nước trở nên rối ren. Trong khi đó lại có tin rằng Ngô Nhật Khánh và vua Chiêm Thành dẫn hơn một nghìn thủy quân trên đường về đánh chiếm Đại Cồ Việt đã bị phong ba nhấn chìm và chết đuối giữa biển. Quá đau đớn và tuyệt vọng, công chúa Phất Kim đã nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt ở phía Tây Bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn, kết thúc một số kiếp hồng nhan đầy bất hạnh.
Sử Minh (Theo KP)