PDA

View Full Version : Cách chăm sóc trẻ qua từng giai đoạn


totipipo987
12-04-2014, 10:48 AM
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n1.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
• Thay tã cho bé thường xuyên. Bé ở độ tuổi này thường đi tiêu khỏang 2-4 lần mỗi ngày, thường ngay sau khi bú xong. Bé bú bình có thể đi tiêu một ngày một lần. Điều quan trọng là xem phân bé có tốt hay không.

• Cắt móng tay cho bé để bé không tự cào xước mình.

• Bảo đảm rằng bé được đặt trên 1 cái ghế an tòan theo quy định nếu như bạn cho bé ngồi trên xe hơi.

• Khi bé khóc, bạn hãy ẳm bé lên và nói nhẹ nhàng với bé hay vuốt ve đầu, lưng, chân, tay bé.

• Mang bé bằng một cái địu cài phía trước nếu bạn có thể. Sự tiếp xúc và sự ấm áp cho bé cảm giác an tòan, che chở và sự di chuyển cũng giúp bé phát triển tốt cảm giác cân bằng.

• Hãy chọn cho bé một bác sĩ, một người mà bạn có thể tin cậy và giao tiếp được. Bạn nên biết những thông tin về bác sĩ để làm sao có thể đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất trong trường hợp khẩn cấp. Nên nhớ rằng bạn cần đưa bé đi kiểm tra một tháng sau khi sinh.

• Nếu bạn đã có bé lớn, cố gắng dành thời gian cho bé. Bé sẽ ganh tị với em và tự tin hơn khi bé cãm thấy rằng mình cần ngồi gần và chăm sóc trẻ Luôn để những số điện thọai khẩn cấp ngay bên cạnh điện thọai như cảnh sát, phòng cháy chữa cháy, bác sĩ, cứu thương,…

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n2.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
• Tránh cho con bạn khỏi bị té ngã trong thời gian này. Đừng để ghế của bé gần những nơi mà bé có thể kéo lấy và làm ngã.

• Tránh cho bé bị rôm sảy do tã gây nên bằng cách lau rửa bé mỗi khi thay tã và bảo vệ làn da nhạy cảm của bé bằng một lớp mỏng phấn em bé.

• Khi tắm cho bé, hãy lót trong chậu tắm một khăn tắm để trhttp://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_p2.jpgánh trường hợp bé bị trượt trong chậu. Giữ chắc bé. Lau mắt, tai và mũi bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm, không dùng khăn cứng để lau cho bé.

• Đưa bé đi tiêm ngừa và kiểm tra sức khỏe.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n3.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
• Để những vật kích thước nhỏ cách xa bé. Đừng cho bé giữ những vật mà bé có thể nuốt gây ngạt thở cho bé.

• Nếu bé ngủ trong nôi, hãy cho bé một cái nôi rộng. Bé cần nhiều khỏang trống cho những họat động của mình. Hãy để ý rằng khỏang cách giữa 2 chấn song của nôi không rông hơn 6 cm và cao ít nhất là 70 cm tính từ mặt nệm trở lên.

• Khi bế bé ra ngòai, hãy mặc đồ cho bé theo như bạn cảm thấy thích hợp. đừng quấn bé trong 3 tấm chăn trong khi bạn chỉ mặc 1 áo.

• Ngay cả khi bạn không đi ra ngòai nhiều, bạn cũng cần tìm trước một người giữ trẻ cho thời gian bạn đi làm sắp tới. Bạn cũng nên nhớ mời họ đến gặp bé trước để tạo mối quan hệ.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n4.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
• Hãy kiểm tra độ an tòan của những đồ chơi của bé. Hãy bảo đàm rằng những nút kim lọai trong những đồ chơi bé cầm, nắm không bị bong ra cũng như những con mắt bằng plastic trong những con thú nhồi bông, búp bê, … không bị bong ra. Luôn nhớ rằng bé có thể bỏ chúng vào miệng và bị ngạt thở vì những vật này.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_p3.jpg• Nếu bé có dùng núm vú giả, đừng mắc chúng vào một cái vòng và đeo quanh cổ bé, vì nó có thể làm bé ngạt thở.

• Nếu bé mọc răng trong tháng này, những vòng để bé cắn cho đỡ ngứa răng nên được giữ trong tủ lạnh vì vòng cắn mát làm bé thích và khi vòng cắn hết mát, bạn hãy đưa cho bé cái mới.

• Đưa bé đi khám bác sĩ cho đợt tiêm ngừa thứ hai và kiểm tra sức khỏe.


http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n5.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
• Chuẩn bị cho bé chiếc ghế đặc biệt. Ở tuổi này, bé rất dễ té khỏi chiếc ghế ngồi bình thường.

• Bạn hãy chuẩn bị những đồ vật che chắn trong nhà để bảo vệ bé vì ở tuổi này, bé sẽ trườn từ phòng này qua phòng khác, lấy những đồ vật trên bàn, cầm dây điện,…

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n6.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
• Chuẩn bị dọn dẹp đồ vật trong nhà để an tòan cho bé. Dùng nắp đậy các ổ điện lại, lấy dây điện khỏi tầm với của bé. Lấy những vật nhỏ khỏi sàn. Bảm đảm rằng không có sơn có chưa chì ở những đồ gỗ hay ở bề mặt những đồ vật mà bé có thể rướn tới.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_p4.jpg•

Nếu nhà bạn có cầu thang, hãy làm rào chắn lại. Cất thuốc và chất tẩy rửa ở những nơi cao ráo và khóa lại. Nếu có lò sưởi hãy che chắn cẩn thận. Kiểm tra độ rộng giữa các thanh, độ cao của chắn cầu thang và cẩn thận với ban công để tránh cho bé khỏi bị rơi ngã.

• Chuẩn bị một ba lô mang em bé và đưa em bé ra công viên, nơi đi dạo, mua sắm, hay những nơi thú vị khác.

• Đưa bé đến bác sĩ để bé được kiểm tra sức khỏe và tiêm ngừa.


http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n7.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
• Để ý các triệu chứng mọc răng của bé: bé kéo tai, mút môi dưới và có thể sốt nhẹ hay phân của bé hơi thay đổi.

• Hãy cho bé cái vòng nhai đã được giữ trong tủ lạnh để bé nhai. Nếu các triệu chứng vẫn còn, hãy hỏi bác sĩ của bé.

• Khi bạn không thể trông bé được, hãy cho bé vào xe cũi với vài món đồ chơi. Môi trường nhỏ này, đôi khi tốt cho bé trong vài trường hợp.


http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n8.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi
• Cất tất cả những vật dễ vỡ, bén, nhọn khỏi những ngăn ké thấp, những cái tủ trong nhà bếp, những nơi mà bé rất thích chơi đùa. Bạn nên làm những cái chắn đặc biệt để ngăn bé vào những nơi nguy hiểm để bảo vệ bé tốt hơn.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_p5.jpg• Nhớ để dành thời gian cho những bé lớn nếu bạn có. Bé sẽ ít có sự ganh tỵ với em và tự tin hơn khi bé cảm thấy rằng mình cần ngồi gần và chăm sóc em bé.

• Cần có những số điện thọai cho những trường hợp khẩn cấp: cảng sát, cứu hỏa, bác sĩ, cứu thương,…


http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n9.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
• Bảo đảm rằng trong nhà bạn không có những cây có độc hay những mảnh vụn của nó. Ví dụ như những cây ráy thơm, tai voi, thủy tiên, thủy tiên hoa vàng, cây nhựa ruồi, cây tầm gửi, cây trạng nguyên,..

• Giữ không cho bé vào phòng tắm trừ khi bạn có trong đó. Hãy để thuốc trong nhà nằm ngòai tầm tay với của bé.

• Cho bé biết một vài điểm cần nghiêm khắc trong mốu quan hệ giữa bạn với bé. http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_p6.jpgĐừng chạy đến nôi bé mỗi khi bé khóc vào ban đêm.

• Bắt đầu cho bé biết những dấu hiệu của sự nguy hiểm. Khi bé cố leo lên một cái lò, bạn hãy nói với bé “Nóng” bằng một giọng thấp và kiên quyết. Nếu bạn thấy bé lấy cái nắp bảo vệ ra khỏi ổ điện hãy bảo bé “Không”. Bạn muốn bé dừng lại vừa đủ để bạn đến đưa bé ra khỏi những chổ nguy hiểm đó.

• Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe khi được tròn 9 tháng tuổi. Lần kiểm tra sức khỏe này rất quan trọng để biết về sự phát triển và tăng trưởng của bé.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n10.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi
• Giúp bé vượt qua nỗi sợ với người lạ bằng cách thường xuyên đưa bé ra ngòai khi làm những công việc lặt vặt.

• Những lúc tắm, bạn hãy khuyến khích bé tự chăm sóc mình bằng cách cho bé tự lau rửa. sau đó đưa khăn cho tắm cho bé để bé lau khô. Bạn có thể giúp bé khi cần thiết.

• Nếu bé quấy khóc ban đêm, bạn không nên chạy đến nôi của bé ngay lập tức. trẻ em ở tuổi này thỉnh thỏang có một vài vấn đề về giấc ngủ và bé cần cách học cách trở lại giấc ngủ bình thường.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n11.jpgCách chăm sóc trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi
• Khi bé làm đổ nước, thức ăn, bạn nên khuyên nhủ bé và ôm bé. Đừng xem đó là một bi kịch.

http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_p7.jpg• Một vài tai nạn nhỏ có thể xảy ra khi bé bắt đầu tập đi.

• Để bé tập đi bằng chân không trong nhà những lúc có thể, để cơ chân bé phát triển khỏe mạnh. Khi mua giày cho bé, nên mua những đôi có đế mềm và có phần cổ giày kinh động. Chúng sẽ giúp bé tập những buớc đi khỏe mạnh hơn.

• Cho bé tắm trước khi đi ngủ, nó sẽ giúp bé dễ chịu hơn sau một ngày bận rộn và bé sẽ rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.

• Dạy cho bé những cách cư xử lịch sự ngay từ bây giờ. Luôn mở đầu những yêu cầu của bạn bằng những câu như: “Vui lòng” hay “Cảm ơn” sau khi kết thúc công việc và khi bé đã làm như bạn yêu cầu. Hãy cho bé biết đánh giá của bạn.


http://www.giadinhenfa.com.vn/theme/images/ttvb/ttvb_chamsoc_n12.jpgCach cham soc tre (http://mattroibetho.vn/) sơ sinh 12 tháng tuổi
• Bạn hãy bảo đảm rằng những vật năng trên bàn và kệ sách không bị đổ ngược vào gây tổn thương cho bé. Để những vật nóng vào sâu trong bếp và đừng để những vật bén, nhọn trên ghế hay bàn thấp.

• Đưa bé đến bác sĩ đểm khám định kỳ 12 tháng và tiêm ngừa.