PDA

View Full Version : Khắc tinh của hăm tã, các mẹ đừng lo!


realsteal_13579
29-07-2015, 09:31 PM
Làn da của trẻ sơ sinh rất non nớt, dễ bị hăm tã nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách.

Tuy nhiên, hăm tã cũng dễ dàng phòng ngừa và chữa trị nếu bố mẹ hiểu được phương pháp và chọn được thuốc chống hăm phù hợp cho bé. Bài viết dưới đây sẽ cùng mẹ phân tích các phương pháp chống hăm từ dân gian đến hiện đại, để từ đó tìm ra “khắc tinh”thật sự của hăm tã nhé.

Những biện pháp chữa hăm phổ biến nhưng sai lầm:

Nguyên nhân hăm tã chủ yếu là do da bé thiếu đi lớp màng bảo vệ cần thiết trong khi phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzyme trong phân hay nước tiểu. Bên cạnh đó là sự cọ xát với tã giấy trong môi trường ẩm ướt càng làm cho hăm tã nặng hơn. Chính vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất ngăn ngừa hăm tã cho bé chính là chủ động tạo một “lớp màng bảo vệ” cho da.

Hiện nay, các sai lầm phổ biến nhất khi phòng và trị hăm cho bé, đó là:
Bôi phấn rôm: Bố mẹ thường nghĩ rằng bôi phấn rôm là để phòng ngừa rôm sảy cũng như hăm tã cho các bé. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, bôi phấn rôm không những không phòng ngừa được hăm tã vì không tạo được “lớp màng bảo vệ” vững chắc. Khi gặp mồ hôi, phấn rôm thường vón cục, gây bít lỗ chân lông, khiến da bé không “thở” được, làm cho quá trình viêm nhiễm và hăm tã càng nhanh xảy ra hơn. Chất tạo hương trong phấn rôm có thể gây dị ứng cho bé hoặc các hạt phấn rôm li ti có thể gây nguy hiểm cho phổi bé khi hít phải. Chữa hăm tã theo dân gian bằng nước nấu các loại lá: Tắm cho bé bằng nước các loại lá cũng là một cách làm sạch da tích cực, tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy các bài thuốc dân gian này có khả năng chữa trị hăm tã. Đó là chưa kể các loại lá có nguy cơ bị nhiễm thuốc trừ sâu, rất không an toàn khi sử dụng cho bé. Đã có nhiều ca nhập viện vì nhiễm trùng máu do tắm nước lá. Vì vậy, mẹ cần thận trọng khi chọn lựa phương pháp này để trị hăm cho bé.




So với hai biện pháp trên, thuốc chống hăm có tác dụng vượt trội trong việc hình thành « lớp màng ngăn cách », ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân kích ứng gây hăm. Vì vậy, để đảm bảo làn da bé yêu luôn an toàn trước sự tấn công của hăm tã, mẹ nên chọn loại thuốc chống hăm có tác dụng hình thành « lớp màng bảo vệ » này thật vượt trội là sẽ yên tâm hoàn toàn.



http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/11/19/baltimore-baby-photographer-1-20.jpg

Làn da mong manh của con cần có sự bảo vệ tốt nhất khỏi các tác nhân kích ứng





Đi tìm “khắc tinh” trị hăm tã

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị hăm, làm sao mẹ có thể biết loại thuốc nào là tối ưu nhất cho làn da bé yêu? Sau đây là những tiêu chí cơ bản giúp mẹ tự tin hơn khi chọn lựa thuốc chống hăm dành cho làn da non nớt của con yêu.

Có dạng bào chế nước trong dầu: Thuốc chống hăm có dạng bào chế nước trong dầu (hay dạng mỡ) được ưu tiên sử dụng hơn các dạng bào chế khác vì vừa có chức năng tạo được lớp màng ngăn cách không cho da bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng, vừa hạn chế sự ma sát giữa da và tã giấy, giúp phòng ngừa và điều trị hăm tã một cách hiệu quả. Có khả năng duy trì độ ẩm tối đa cho da bé: các sản phẩm có chứa Dexpanthenol, tiền Vitamin B5 có chức năng kích thích hoạt động của tế bào da, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Không ngăn cản sự trao đổi khí tự nhiên của da bé: các sản phẩm có chứa Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) có chức năng tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da vừa không ngăn cản sự trao đổi khí tự nhiên ở da bé giúp da bé luôn khỏe mạnh. Không chứa các chất tạo màu, tạo mùi, và chất bảo quản: các chất này có thể gây kích ứng cho da bé mà lại không có tác dụng trong việc chữa trị hăm tã.
Lựa chọn loại thuốc mỡ đáp ứng được các tiêu chí trên, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm là hăm tã đã tránh xa làn da bé. Để bảo vệ làn da bé trên 24/24, mẹ luôn nhớ công thức “bôi thuốc mỡ rồi quấn tã” nhé! Dễ sử dụng, dễ bôi rửa, không gây trầy xước da bé: Thuốc chống hăm dạng hồ, hay dạng dầu thường khó bôi rửa, nên có thể gây trầy xước da bé, dẫn đường cho hăm tã tấn công. Thuốc mỡ dễ bôi rửa hơn nên rất được các bà mẹ ưa thích.