PDA

View Full Version : Hướng dẫn cách giảm đau rát cổ họng


leanhtu1239x
12-08-2015, 10:56 AM
Hướng dẫn giảm đau ngứa họng bằng cách … massage tai




Chẳng gì khó chịu hơn là những cơn ho húng hắng kéo dài, ngứa rát cổ họng, để lâu có khi còn lên đờm do nhiễm lạnh gây ra. Làm sao để hết ngứa cổ họng nhanh? Cùng tham khảo những bí kíp dưới đây

Để tránh cảm giác mệt mỏi, kiệt sức vì ho ốm, điều trước tiên cần làm là bạn phải biết giữ ấm cho bản thân. Nhớ mặc áo kín cổ, hoặc quàng khăn mỏng, choàng áo khoác nhẹ khi ra đường. Để ý nhiệt độ phòng về đêm, lý tưởng là ở mức 25-27 độ C do khi ngủ cơ thể bạn mất nhiệt, sẽ rất dễ nhiễm lạnh nếu không có chăn mà phòng lại chẳng đủ ấm.
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2015/05/21/09/22/3157376334_1413918366_574_574.jpg
Hãy chú ý bảo vệ cả đôi chân. Chân lạnh là một trong những nhân tố đầu tiên khiến bạn bị ốm. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân với nước muối ấm pha loãng, đi vớ/tất cẩn thận khi chân đã khô. Bạn có cổ họng nhạy cảm với thời tiết nhất thiết phải quàng khăn, kể cả lúc đi ngủ.

Mũi bạn cũng rất quan trọng vì có liên quan trực tiếp đến đường hô hấp, nếu nhiễm lạnh sẽ có hiện tượng sổ mũi. Nước mũi khi đặc quánh lại tập trung ở cổ họng thành đờm khiến họng đau rát và xuất hiện những cơn ho. Bởi thế, bạn cần trang bị cả khẩu trang khi ra đường, vừa để giữ cho mũi ấm lại tránh hít phải bụi bẩn ô nhiễm. Lưu ý thay, giặt khẩu trang hàng ngày. Những hạt bụi bẩn li ti bám vào sợi vải cùng vi khuẩn tích tụ có thể gây viêm phổi.

Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan thường là do hít phải những mẩu vụn thực phẩm hoặc hít phải các loại khói bụi gây kích thích như khói thuốc, khói than, mùi hóa chất, hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ho khan có thể là do tình trạng mới nhiễm vi-rút, do cúm hay cảm lạnh, có thể là triệu chứng của các nguyên nhân khác như hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim. Bệnh nhân ho khan thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở, chỉ là gây khó ngủ (http://www.dieutribenhmatngu.net/2015/03/thuoc-chua-cach-dieu-tri-benh-mat-ngu.html) về đêm. Ho có đờm có đặc trưng là nặng ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, thường làm cho người bệnh mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho đờm có thể là triệu chứng còn lại sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang, viêm amidan (http://chuabenhviemhongviemamidan.blogspot.com/)...

Cùng là bệnh ho nhưng với hai triệu chứng có hai cách điều trị khác nhau. Bây giờ thuốc tây ồ ạt khắp nơi nên người bệnh thường tự ý mua thuốc điều trị cho mình, thường là các loại kháng sinh, mà không cần chỉ định của bác sĩ, nên đôi khi không chữa khỏi mà tiền mất, bệnh nặng thêm. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc trị viêm họng (http://chuabenhviemhongviemamidan.blogspot.com/2015/03/thuoc-chua-va-cach-dieu-tri-viem-hong.html) nào.

Bạn có thể trị ngứa họng bằng cách … massage tai
Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa), tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nên dùng xông hơi nóng, có tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp họ khạc ra đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm.
Nếu ho kéo dài hơn 1 tháng, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho hay đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như: hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi...

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào mùa đông, luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện thích hợp, thích nghi với thời tiết, khí hậu tạo môi trường trong sạch mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Bạn tự nhiên thấy cổ họng mình ngứa mà không biết tại sao? Do khát nước, do bị viêm họng, do nuốt phải lông mèo hay do bụi đường không biết, chỉ biết là đang ngứa họng. Ngứa chân thì gãi chân, ngứa mũi thì gãi mũi chứ họng ở trong cổ thì làm sao mà gãi? Tuy thế có một mẹo để bạn có thể làm dịu cơn ngứa họng bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón giữa để xoa nhẹ lên dái tai của bạn. Cổ họng của bạn sẽ tự nhiên … thấy hết ngứa.

Có thể bạn cho rằng người viết đang đùa vì cổ họng thì liên quan gì đến dái tai? Trên thực tế, massage dái tai sẽ tác động tới các dây thần kinh nằm trong tai và kích hoạt phản xạ trong cổ họng của bạn. Cổ họng của bạn sẽ co thắt nhẹ để phản ứng lại với việc massage ở dái tai dẫn tới bạn có cảm giác như đã được gãi ngứa ở cổ họng.

GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO DO THỜI TIẾT
Vùng họng là nơi nhạy cảm, dễ bị kích thích bên ngoài tác động. Hiện tượng kích ứng vùng họng hay gặp nhất là ngứa họng, ho, khản tiếng...Ngứa họng là cảm giác khó chịu đầu tiên tại vùng họng khi có kích thích.
Vùng họng là nơi nhạy cảm, dễ bị kích thích bên ngoài tác động. Hiện tượng kích ứng vùng họng hay gặp nhất là ngứa họng, ho, khản tiếng...Ngứa họng là cảm giác khó chịu đầu tiên tại vùng họng khi có kích thích. Nếu nhẹ hoặc nhanh hết thì có thể không kèm ho hoặc ho nhẹ, khản tiếng nhẹ. Nếu ngứa họng kéo dài hay ngứa rát, sẽ gây ho nhiều, ho liên tục, có thể ho dữ dội. Nếu tình trạng ngứa họng không được giảm nhẹ, ho sẽ kéo dài, dai dẳng nhiều ngày gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và công việc.

Ngứa họng là cảm giác khó chịu và là kích thích gây ho. Những người họng yếu, hay có tiền sử viêm họng mãn, ho mãn tính...; những người thường xuyên phải phát âm nhiều như giáo viên, ca sĩ, nghệ sĩ, người dẫn chương trình; những người sức đề kháng giảm, dễ bị kích thích vùng họng như người già, người mới ốm dậy, người mắc bệnh mãn tính...cần phải chú ý bảo vệ cổ họng để tránh các kích thích tại họng như:
Giữ ấm cổ họng khi ra gió, khi đi đường, khi nằm ngủ;
Giữ vệ sinh miệng họng sạch sẽ, tránh bị viêm họng;
Đeo khẩu trang ở những nơi phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm;
Tránh hít phải khói thuốc;
Tránh ngồi ở những nơi có gió lùa hoặc trước gió điều hòa, không uống nước lạnh...
Ngay khi có cảm giác ngứa, bị kích thích, khó chịu tại vùng họng thì nên có biện pháp giúp làm dịu cổ họng. cách chữa viêm họng (http://chuabenhviemhongviemamidan.blogspot.com/2015/03/thuoc-chua-va-cach-dieu-tri-viem-hong.html) đơn giản nhất, đó là có thể ngậm Ô mai gừng vì gừng giúp giữ ấm cổ họng. Còn ô mai giúp làm dịu họng, sinh tân dịch, kích thích bài tiết nước bọt, chống khô họng, giảm ngứa rát. Hoặc có thể hâm mật ong cho nóng, rồi mỗi lần ngậm một thìa, cho từ từ trôi qua cổ họng. Vị ngọt của mật ong giúp làm dịu họng, giảm kích thích, giảm ngứa họng. Các acid Panthotenic và Albumin có trong mật ong giúp kích thích tái tạo tế bào mới, làm mau lành các tổn thương và đau rát họng. Mật ong còn có hoạt tính kháng sinh tự nhiên nên giúp kháng khuẩn tại chỗ, hỗ trợ chua viem hong (http://chuabenhviemhongviemamidan.blogspot.com/2015/03/thuoc-chua-va-cach-dieu-tri-viem-hong.html) hiệu quả.