#1
|
|||
|
|||
![]() Một tỷ câu hỏi Bim chất vấn bà, đây là cây gì, sao bèo lại sống trên nước chứ không trồng xuống đất, ai bắc giàn dưa chuột này mà cao thế... Quote:
Ngày đầu, Bim ủ rũ vì không được làm bạn với iPad, lạ lẫm với cô bác họ hàng đến chơi. Bim cũng than thở nhà vệ sinh không hiện đại và có mùi hôi, vì thực ra ông bà ở quê vẫn dùng hố xí bệt thời xưa. Cậu bé thà nhịn tiểu đến đỏ cả mặt, chứ nhất quyết không chịu bước vào. Bim gọi điện mách mẹ: "Nhà ông bà đi WC vào cái 'hố đen vũ trụ', con sợ lắm". Cu cậu cũng không phân biệt được thế nào là trâu, đâu là bò... Ngày đầu u ám là thế, nhưng sáng hôm sau, Bim bắt đầu chạy nhảy khắp nơi. Bim cũng theo bà ra đồng làm cỏ. Một tỷ câu hỏi Bim chất vấn bà, đây là cây gì, sao bèo lại sống trên nước chứ không trồng xuống đất, ai bắc giàn dưa chuột này mà cao thế... ![]() Không khí trong lành, không gian rộng rãi ở quê thường khiến trẻ thích mê. Ảnh: Shutterstock Lần đầu nhìn thấy chuột cống chạy băng qua cánh đồng. Cậu bé lạch bạch chạy trên đôi dép lấm bùn, hét lên vui sướng "Bà ơi, lợn xổng chuồng kìa". Bạn chó ở quê vừa bẩn lại hôi, nhưng khá thân thiện. Bim thích bỏ dép ra, chìa chân ra đằng trước cho bạn chó liếm láp. Cậu bé cười sằng sặc mỗi khi chú cún nhảy qua nhảy lại, vẫy đuôi làm trò để được chủ cho ăn. Ngày thứ ba ở nội, Bim không còn tha thẩn chơi một mình nữa mà nhập vào chúng bạn. Sau này, cu cậu cứ nhắc mãi về những trò vui trên khoảng sân to bằng nửa cái nhà chung cư của bố mẹ, dù đã trở lại thành phố. ![]() Thiên nhiên dạy trẻ những điều không có trong sách vở. Hè năm ngoái cũng là lần đầu tiên Mít nhà chị Giang được về quê ngoại ở Quy Nhơn, cách Hà Nội gần 1.000km. Mít bạo dạn hơn Bim, luôn reo hò phấn khích với bất cứ ai chịu chơi cùng, bất cứ con vật nào biết di chuyển. Thế nhưng cô bé 3 tuổi mới đi mầm non vẫn tưởng ong là ruồi, nghĩ phân trâu là bùn, gọi các cụ già râu tóc bạc phơ là bà tiên... Nhà nội gần biển Quy Nhơn. Mít còn được ông nội đưa ra bến thuyền chọn mua tôm cá. Bé kể chân thật, ở Hà Nội, mẹ sẽ bắt Mít đeo khẩu trang kín mít như ninja hoặc nhốt tiệt trong nhà chứ không cho ra đầy nắng gió. Mít thích ăn tôm, nhưng chỉ nhận biết được nõn tôm bóc sẵn. Con tôm nguyên vỏ, bật tanh tách trong thúng rổ, là lần đầu tiên Mít được mục sở thị. Đón con sau 2 tuần ở ngoại, vợ chồng chị Giang ngạc nhiên khi công chúa nhỏ cương quyết không trở về Hà Nội. Mít bám ông bà, thích chơi với bọn trẻ hàng xóm, biết chia sẻ đồ chơi và hờ hững nhìn bố mẹ lướt iPad. Chị Giang ngỡ ngàng hơn khi thấy con khoe bức tranh vẽ bọ cánh cam, quả na, cây chanh, buồng chuối, chú nghé ọ… Trước đấy, con chỉ biết vẽ công chúa trong truyện tranh. Có nhiều cái "đầu tiên" đối với Mít khi về quê ngoại, và với chị Giang, đây cũng là lần đầu tiên con gái đưa mẹ từ bất ngờ này đến hết ngạc nhiên nọ. Mít dặn mẹ như bà cụ non: "Ông nói đường đất mới mưa xong thì mình phải đi chậm thôi, không là té bịch như lần trước đau lắm". Bà mẹ trẻ giật mình, chuyện đường lầy sau cơn mưa chẳng có sách vở nào dạy con biết, nếu không được trải nghiệm. ![]() Nhiều em bé thành thị ao ước, nghỉ hè bố mẹ sẽ cho về quê lần nữa. Ảnh: Shutterstock Mỗi lần bố mẹ đón lên thành phố, Hên lại khóc bấu áo bà. Giống như nhiều đứa trẻ nhạy cảm khác, Hên biết sẽ chẳng được bì bõm lội vũng nước mưa, vầy đất cát, nghịch bẩn, tắm mương... khi về thủ đô. Điều mà Bim, Mít, Hên chờ đợi nhất, vẫn là lời hứa nghỉ hè bố mẹ sẽ cho về quê lần nữa. Bố mẹ có thể khuyến khích và giúp con kết nối với thiên nhiên càng nhiều càng tốt. Những chuyến đi dã ngoại cuối tuần, về quê vào dịp hè là lựa chọn lý tưởng, song bé cũng có thể học được nhiều điều hay khi đi dạo ở vườn hoa, công viên, hoặc gần gũi nhất là trong chính ngôi nhà của mình. Chẳng cần điều quá to tát, mẹ có thể mang thiên nhiên về cho bé bằng cách vun trồng, tưới tắm những loại rau trên ban công; vừa hướng dẫn bé vo gạo, vừa hát bài “Hạt gạo làng ta”; cắt tỉa khéo léo rau củ thành những hình ảnh ngộ nghĩnh; dạy bé rửa chén bát sao cho sạch thơm… Bé chắc chắn sẽ thích thú khám phá thiên nhiên từ những bài học giản dị như thế, cùng cha mẹ tìm lại tuổi thơ vui tươi, đáng nhớ. An San |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|