Chợ Kết Bạn Việt Nam

Trang chủ Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc
User Info Statistics
Tên tài khoản
Mật khẩu
Trở lại   Chợ Kết Bạn Việt Nam > QUẢNG CÁO > Quảng cáo - rao vặt - mua bán
 
Trả lời
  #1  
Cũ 11-04-2017, 09:41 PM
ctvkangnam ctvkangnam đang online
Member
 
Tham gia ngày: Sep 2016
Bài gửi: 74
Mặc định Hình xăm quan công đẹp và ý nghĩa của nó

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hình xăm Quan Công – Quan Vũ – Quan Vân Trường là cách để chủ nhân thể hiện sự uy quyền, bá khí cũng như bản lĩnh của đấng trượng phu. Không chỉ vậy hình xăm quan công theo phong thủy còn mang lại vận khí cho người sở hữu, có tác dụng tránh tà và mang lại may mắn.



Quan Vũ ( 162 – 220), cũng được gọi là Quan Công hay Quan Vân Trường , tự là Vân Trường , là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Quan Công là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Quan Công cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Quan Công là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

⇒ tuyển tập: hình xăm đẹp

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của Quan Công – Quan Vân Trường đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581 – 618).

Quan Công – Quan Vân Trường cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của Quan Vân Trường nặng 82 cân (khoảng 40 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem Quan Vân Trường – Quan Công như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.



Quan Công – Quan Vân Trường được dân gian tạc tượng và vẽ tranh rất nhiều, theo mô phỏng sự mô tả của Kinh Minh thánh: mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng như sao, râu rồng rõ năm chòm, trán hùm thân lẫm liệt.

⇒ xem thêm: hình xăm tứ thú đẹp mê ly

Thông dụng hơn cả trong tranh, tượng dân gian là hai kiểu: tượng ba ông và tượng năm ông.

Tượng ba ông gồm có Quan Công mặc giáp phục ngồi giữa hổ trướng, tay vuốt râu, tay kia cầm Kinh Xuân Thu; sau lưng hai bên có Quan Bình đứng bên trái giữ ấn, Châu Thương đứng bên phải giữ thanh long đao.

Tượng năm ông tương tự như tượng ba ông, nhưng có vẽ thêm Trương Tiên cầm cung và Vương Thiên Quân cầm giản đứng hầu.

Tại Việt Nam, Việc thờ Quan Vũ ở Việt Nam có từ nhiều thế kỷ, từ Bắc đến Nam. Người Việt Nam thờ ông trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Người Việt gọi là Hán Thọ Đình Hầu – hay phổ biến là Quan Thánh Đế Quân. Trong dân gian tôn là thần Trung Nghĩa. Bàn thờ thường đặt trong điện Quan Đế

Hình xăm Quan Công – Quan Vân Trường mang lại vận khí cho người sở hữu, tránh tà ma và những điều không may mắn. Lựa chọn xăm hình Quan Công – Quan Vân Trường là để đề cao đức tính trung hiền, nghĩa khí và quân tử. Đồng thời hình xăm quan công cũng là cách để người sở hữu thể hiện cái uy quyền, bản lĩnh sống và ý chí sống mạnh mẽ giống như Quan Công – Quan Vân Trường có uy trùm ba quân.

Nguồn: phauthuatkhuonmat.com.vn
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:14 AM


© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.