Chợ Kết Bạn Việt Nam

Trang chủ Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc
User Info Statistics
Tên tài khoản
Mật khẩu
Trở lại   Chợ Kết Bạn Việt Nam > BẢN TIN 360 ĐỘ > Thế giới Blog
 
Trả lời
  #1  
Cũ 24-04-2013, 10:18 AM
itsmemrtrung itsmemrtrung đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Dec 2012
Bài gửi: 213
Mặc định khu Lăng đá rộng khoảng 4 sào Bắc Bộ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Toàn bộ khu Lăng rộng khoảng 4 sào Bắc Bộ, chia làm ba phần: cổng lăng, khu sinh phần, nhà mộ. Cổng lăng, đi từ ngoài vào có tượng chó đeo vòng lục lạc, ngồi canh cổng. Qua tượng chó đến hai pho tượng võ sĩ lực lưỡng, được chạm khắc theo phương pháp tả thực, đường nét và hình khối tinh xảo, cân đối nên nhìn hai pho tượng như hai võ sĩ thật trước cửa các cung đình.
Khu sinh phần cách cổng Lăng khoảng 15m. Đây là trung tâm giá trị nghệ thuật của khu Lăng. Hai bên đường thần đạo vào khu sinh phần, mỗi bên đặt một hương án rộng 0,60 cm x 0,40 cm, mặt hương án được bào soi và khắc gờ chỉ công phu. Đặt trên mỗi thân hương án là một khối đá hình tứ giác, chạm trổ “ Long mã hý cầu”. Đối xứng với hai hương án trước mặt võ sĩ, ngay trên trục đường thần đạo là một hương án quy mô to hơn. Hương án này gọi là hương án tiền, cao khoảng 1,5m, chân, thân, mặt lắp ráp với nhau bằng mộng. Mặt hướng án rộng 1,22m x 1,65m. Bốn góc chạm hoa văn. Thân hương án khắc “ Lưỡng nghệ châu lư hương” cùng các tiểu tiết trang trí là đài sen, mây, lửa… Bố cục chặt chẽ, sinh động, nét chạm khắc tinh xảo mặc dù đó là đá núi.
Cách hương án tiền gần 4m, mỗi bên có một tượng “Voi phục”. Các nhà khảo cổ học đánh giá đôi tượng voi này là một trường hợp hiếm thấy ở nước ta. Kích thước bằng voi thật, dáng đẹp và cân xứng. Với một khối đá khổng lồ, chất liệu thuộc loại rắn, rất khó khăn trong tạo tác, thế mà các nghệ nhân xưa đã tạo ra hai tác phẩm nghệ thuật, hai con voi giống nhau gần như đúc từ một khuôn.
Sau cụm tượng voi là tượng ngựa và tượng chó, cũng có tỷ lệ như con vật thật, chầu trước hai hương án đặt liền nhau, gọi là hương án trung, cái sau cao hơn cái trước. Cái trước cao 1,25m, mặt rộng 1,5m x 2,25m, cái sau cao 1,6m, mặt rộng 1,4m x 2,8m. Cả hai hương án trung đều là những khối đá nguyên tạo thành, xung quanh mặt hương án sau đặt một chiếc ngai giống những chiếc ngai làm bằng gốc thờ trong hậu cung các đình làm để thờ bài vị thành hoàng. Ngai được chạm lộng và chạm bóng khá sắc sảo, không thua kém gì chạm khắc trên gỗ.
Trước mặt nhà bia, có một cụm di vật gồm: sập và tượng có kích thước 2,55m x 1,85m, chiếu hoa cỡ nhất trải còn chưa kín.
Đôi Nghê chầu hai cánh nhà bia, mồn ngậm hạt ngọc, đầu và mình được khắc những hình văn xoắn, cổ đeo vòng nhạc, hình dáng khỏe khoắn và sinh động. Nghê bên trái đặt chân lên nghê con, nghê bên phảo đặt chân lên quả cầu.
Nhà bia là di vật kết thúc khu sinh phần. Ngôi nhà bia có bốn cột, đỡ lấy tấm mái cong bốn phía. Nóc nhà bia có tháp cao. Toàn nhà bia cao 4m, gồm 20 chi tiết lắp ghép với nhau hoàn toàn bằng mộng, không hề sử dụng một chất kết dính nào. Ngôi nhà bía đã trải qua mấy trăm năm, mưa gió, nước lũ, sa bồi mà vẫn không hề bị hư hỏng.
Bên trong nhà bia có một tấm bia cỡ lớn, cao 2,15m, rộng 1,25m, dày 0,42m được đựng tháng 11 năm 1733 (Long Đức thứ 2). Mặt trước, phần trái bia có dòng chữ lớn “Đỗ phụ quốc thần Từ đường bi ký”, ghi lại công đức ba đời của Quận công Đỗ Bá Phẩm (Quận Vân). Bài văn bia do Thanh Dụ trị sự, Giám sinh Hoàng Sướng soạn. Mặt sau bia không thấy ghi chép gì. Thông thường mặt sau bia thường được ghi ngày giỗ. Có giả thiết cho là Quận công Đỗ Bá Phẩm bị chúa Trịnh bức tử. Chưa thấy có sử sách nào ghi chép điều này.
Nhà mộ ở ngay sau nhà bia, hình mui rùa nhưng có chóp đỉnh và hình bốn mái. Phần thân mộ nằm chìm dưới lòng đất, vẫn chưa được khai quật để làm sáng tỏ một truyền thuyết của dân làng cho rằng nhà mộ có đường hầm vào, có hệ thống tự sập…
Lăng đá Quận Vân, với gần 30 di vật được tạo tác bằng các khối đá núi đồ sộ, mỗi di vật là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo, là minh chứng về khả năng tư duy nghệ thuật, trình độ thẩm mỹ và tài năng sáng tạo của tổ tiên ta xưa

Kiến trúc lăng mộ đá - da my nghe hai anh - tượng con giống đá tự nhiên

.
=============================== .
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 01:59 AM


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.