#1
|
|||
|
|||
Tại sao nên hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh?
Tại sao nên hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh? Triệu chứng Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39-40 độ C, kèm theo là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng, có thể kèm theo các triệu chứng khác như: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, sưng đau hạch góc hàm… Với trẻ còn bú, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, khó chịu và quấy khóc. Với trẻ lớn hơn thường kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng với một số bệnh răng miệng… Điều trị: cách chữa viêm họng tại nhà là ngay khi có triệu chứng đau cổ họng bao gồm các thuốc súc miệng nước muối và làm ẩm không khí. Không cho trẻ nhỏ uống thuốc khi chúng đang bị ngạt thở. Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ sốt trên 380C để được dùng thuốc trị viêm họng thích hợp. Rất ít trường hợp phải dùng đến kháng sinh, trừ khi viêm họng được xác định do vi khuẩn. Vì vậy, đừng tự tiện dùng kháng sinh khi trẻ viêm họng kẻo gây nhờn thuốc và gây hậu quả không tốt. Với trẻ dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38°C thì cần nhanh chóng cho trẻ đi khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ sốt cao rất dễ dẫn đến co giật. Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị chua viem hong không đúng sẽ để lại tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, làm cho các lần điều trị sau này gặp nhiều khó khăn. Hiện nay việc dùng kháng sinh ở nước ta chưa đi vào nề nếp, dùng chưa đúng và chưa hợp lý, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi nào phải dùng kháng sinh luôn là một bài toán ngay đối với chính các thầy thuốc, nhất là khi quyết định ấy dành cho trẻ em bởi nếu sự lựa chọn không chính xác sẽ gây hại cho trẻ không chỉ hiện tại mà cả tương lai sau này. Bên cạnh việc dùng thuốc, cần chăm sóc trẻ chu đáo. Kháng sinh là một loại dược phẩm mục đích chính trong việc sử dụng kháng sinh là diệt vi khuẩn (vi nấm) để chống bệnh nhiễm trùng hoặc với mục đích phòng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây thành dịch hoặc dùng kháng sinh trong phẫu thuật để phòng nhiễm trùng bệnh viện. Nếu dùng kháng sinh đúng, hợp lý sẽ rất có lợi cho người bệnh nhưng ngược lại khi dùng kháng sinh không hợp lý, không đúng thì tai họa khôn lường. Bởi vì cơ thể con người có nhiều khả năng kỳ diệu như khả năng tự phòng vệ, tự điều chỉnh, tự hồi phục, tự chọn lọc để tiếp nhận những điều có lợi và loại trừ những tác nhân ngoại lai làm bất lợi cho cơ thể. Dùng kháng sinh là hình thức hỗ trợ một cách đắc lực cho cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm trùng, cụ thể là vi khuẩn hoặc vi nấm chứ không phải tác nhân gây nhiễm trùng là virut, như trong bệnh viêm gan virut, sởi, thủy đậu, HIV/AIDS, Herpes... Trừ trường hợp bị nhiễm trùng bởi virut nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn (viêm phế quản - phổi sau cúm, thủy đậu gây nhiễm trùng da...) thì mới cần dùng đến kháng sinh. Để biết khi nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ cần hiểu rõ kháng sinh. Kháng sinh là gì? Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn (vi nấm). Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược, vì vậy khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người thầy thuốc phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh (nên lưu ý là không kết hợp kháng sinh trong cùng một nhóm). Người ta tạm phân chia thành 7 nhóm kháng sinh chính và một số nhóm phụ khác trên cơ sở dựa vào cơ chế tác dụng của chúng lên vi khuẩn hoặc vi nấm. Các nhóm kháng sinh đó là: nhóm beta - lactam (bao gồm phân nhóm penicillin và cephalosporin), nhóm aminoside, nhóm phenicol, nhóm lincosamie, nhóm macrolide, nhóm tetracyclin, nhóm kháng sinh chống nấm và một số nhóm phụ khác như nhóm quinolone, nhóm nitroimidazole, các dẫn xuất của sulfanilamide và các glycopeptide. Khi nào thì dùng kháng sinh cho trẻ? Hiện nay vẫn còn có hiện tượng tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt (thậm chí người mẹ cũng không cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ cho trẻ mà chỉ phỏng đoán hoặc sờ vào trán con rồi nghĩ là cháu có sốt mà thôi). Vì vậy muốn biết trẻ có nên dùng thuoc tri viem hong hay thuốc kháng sinh hay không nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, nếu có điều kiện đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi thì càng tốt. Chỉ dùng kháng sinh cho trẻ khi bác sĩ thấy cháu có các triệu chứng lâm sàng về nhiễm trùng nghi do vi khuẩn (hoặc vi nấm), ví dụ có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ, đau trong một số bệnh viêm cơ, áp-xe cơ hoặc trong các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản - phổi...), trong các bệnh về tai, mũi, họng như VA, viêm amidan, viêm tai... hoặc mắc bệnh do virut nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản sau sởi, nhiễm trùng da do thủy đậu. Ngoài các triệu chứng lâm sàng thì một số chỉ số về cận lâm sàng cũng đóng góp một cách đáng kể giúp thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn một cách chính xác hơn để có hướng dùng kháng sinh hay không. Ví dụ như tốc độ lắng máu, chỉ số bạch cầu trung tính, tiểu cầu hoặc cấy máu tìm vi khuẩn trong các trường hợp nghi nhiễm trùng huyết do vi khuẩn (vi nấm). Khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì, mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ, thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn...). Khi đã có đơn của bác sĩ người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân, dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình bất chấp người bệnh đã có đơn của bác sĩ). Để đề phòng trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không hiệu quả hoặc hiệu quả kém bởi một lý do nào đó, ví dụ vi khuẩn đã kháng lại thuốc kháng sinh đó chẳng hạn hoặc loại thuốc đó không phù hợp như uống vào buồn nôn, thậm chí bị dị ứng... thì cần đến gặp lại bác sĩ đã khám và kê đơn để được tư vấn thêm và có hướng xử lý thích hợp. Tuyệt đối không tự tiện đổi thuốc. Xem thêm: 2 cách chữa mất ngủ cực kì hiệu quả |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|