Chợ Kết Bạn Việt Nam

Trang chủ Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc
User Info Statistics
Tên tài khoản
Mật khẩu
Trở lại   Chợ Kết Bạn Việt Nam > GIẢI TRÍ > Kiến thức cho cuộc sống > Chăm sóc sức khỏe
 
 
  #1  
Cũ 13-07-2015, 03:08 PM
leanhtu1239x leanhtu1239x đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2015
Bài gửi: 415
Mặc định Viêm amidan và các vấn đề liên quan

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Viêm amidan và các vấn đề liên quan


Trong các bệnh về hô hấp thì viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ , điều này làm các bậc cha mẹ cũng không ít lo lắng Tuy là cũng khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tường tận về bệnh điều đó sẽ gây trở ngại không nhỏ cho việc phòng tránh cho bé cũng như là lựa chọn cách chữa viêm amidan phù hợp cho trẻ

Viêm amidan là gì?


Amiđan là tổ chức lympho gồm hai khối nằm ở bên thành họng. Amiđan có chức năng miễn dịch, sinh ra các kháng thể và các lympho bào, giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi nói đến viêm amiđan có nghĩa là tổ chức amiđan bị tổn thương: Bề mặt đỏ rực, có những chấm mủ trắng, có chất bựa...

Nguyên nhân gây bệnh


Do nhiễm trùng các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu... hoặc do các virus đường hô hấp; do các yếu tố thuận lợi gây bệnh như: Sự thay đổi thời tiết đột ngột, ăn đồ lạnh; do các yếu tố ô nhiễm môi trường: Bụi, khói xe, khói thuốc lá; do rượu, hoá chất hay do cơ thể suy nhược.

Hậu quả của viêm amiđan


Viêm amiđan cấp hay mạn tính nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, sử dụng thuốc chữa viêm amidan không đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng tại chỗ: Gây ápxe xung quanh amiđan khiến toàn bộ vùng quanh amiđan bị sưng tấy. Bệnh nhân bị sốt, nuốt thấy đau và bị nhiễm trùng nặng. Viêm amiđan còn có thể gây nên viêm tai giữa, viêm xoang , viêm thanh quản và khí phế quản.

Biến chứng xa: Viêm amiđan còn gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

Phân loại viêm amiđan


Amiđan được phân làm hai loại: Viêm amiđan cấp và mạn tính với những biểu hiện rất khác nhau.

Viêm amiđan cấp tính:


Biểu hiện: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, sốt cao tới 390 - 400C, đau họng, họng khô, rát, nóng, nuốt nước bọt cũng thấy đau, ho, có khi ho từng cơn. Đặc biệt ở trẻ em thường thở khò khè, ngáy to. Trong một số trường hợp, người bệnh có hơi thở rất hôi.

Viêm amiđan mạn tính:


Người bệnh bị viêm amiđan mạn lại thường không có những biểu hiện nặng như amiđan cấp mà chỉ có cảm giác vướng, nhói ở họng, đôi khi nuốt có cảm giác vướng, đau như có dị vật.

Khi bị viêm amiđan, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị hoặc chỉ định cắt amiđan nếu cần thiết.

Phòng ngừa viêm amiđan như thế nào?


Hạn chế ăn đồ lạnh. Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối pha loãng, đặc biệt trong các đợt dịch cúm, sốt xuất huyết... Tránh hút thuốc, tiếp xúc với khói thuốc lá, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều hoa quả, vitamin C để nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.

Khi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói, bụi, cần đeo khẩu trang kín mũi, miệng để hạn chế bụi xâm nhập vào mũi, họng.

Ở trẻ sức đề kháng của cơ thể còn yếu nên rất dễ mắc bệnh nhất là các bệnh của đường hô hấp không chỉ là viêm amidan mà còn có thể kể đến các bệnh như viêm họng , viêm xoang mũi …. Đây đều là các bệnh hay gặp ở trẻ các bậc cha mẹ nên hết sức cẩn thận

Chúc các bé nhiều sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm:


- Hướng dẫn sử dụng thuốc chữa mất ngủ an toàn cho mẹ bầu
- 11 cách chữa mất ngủ kinh niên không phải ai cũng biết
Trả lời với trích dẫn


 


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:12 PM


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.