Chợ Kết Bạn Việt Nam

Trang chủ Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc
User Info Statistics
Tên tài khoản
Mật khẩu
Trở lại   Chợ Kết Bạn Việt Nam > GIẢI TRÍ > Kiến thức cho cuộc sống
 
Trả lời
  #1  
Cũ 22-10-2014, 08:02 PM
Neri Neri đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Oct 2014
Bài gửi: 6
Smile 10 công việc của một nhân viên SEO trong ngày

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nếu bạn là một SEO mới vào nghề thì bạn nên tìm hiểu một ngày làm việc của nhân viên seo thế nào là hiệu quả? Và nhân viên seo thường làm những công việc gì? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung 1 ngày làm việc của nhân viên SEO.

Làm SEO thì mỗi người có một cách làm riêng nhưng chung quy lại thì công việc chính của một nhân viên SEO thường gồm những phần sau đây:

1. Phân Tích Và Giám Sát Website Của Đối Thủ Phân tích và giám sát website của đối thủ là công việc đầu tiên của một nhân viên SEO.

Việc chú ý đến những thay đổi trên các website của đối thủ có thể đem đến cho người làm SEO nhiều lợi ích khác biệt. Cẩn thận phân tích cấu trúc backlink của đối thủ có thể giúp bạn nhìn thấy những điểm yếu trong chiến lược của công ty để vượt mặt họ trên SERP.

Chẳng hạn như, nếu biểu đồ liên kết của đối thủ không hiển thị các trang mạng xã hội, tập trung vào khía cạnh này sẽ là một lợi thế giúp chuyên viên SEO đạt được thứ hạng tìm kiếm tự nhiên cao hơn. Cùng lúc đó, công việc giám sát các hoạt động của đối thủ của một nhân việ SEO có thể tiết lộ thông tin về các chiến lược mới có hiệu quả hay không.

Sẽ rất tốn thời gian khi đồng lúc vừa theo dõi các website nội bộ vừa giám sát các trang web của đối thủ, nhưng một chuyên viên SEO giỏi biết rõ, với công sức bỏ ra, họ sẽ thu được nhiều thông tin chất lượng.

2. Thử Nghiệm Các Lý Thuyết SEO để “Học bằng Thực Hành”

Chuyên viên SEO giỏi là những người biết áp dụng các lí thuyết SEO vào thực hành trên website của họ để xác định yếu tố nào hiệu quả hoặc không hiệu quả tại một thời điểm nào đó. Vì Google và các công cụ tìm kiếm khác không bao giờ tiết lộ tất cả bí mật của họ và vì không phải lời khuyên nào trên các blog trong lĩnh vực cũng đúng đắn hoặc đáng tin cậy.

Chuyên viên SEO có kinh nghiệm sẽ biết rõ những yếu tố nào thật sự giúp website xếp hạng cao trên SERP và áp dụng chúng vào thực tế.

3. Tối Ưu Hóa Trên Trang Tối ưu hóa trên trang là một công việc của một nhân viên SEO không bao giờ có kết thúc.

Dù một chuyên viên SEO có chỉnh sửa code bao nhiêu lần, hay thay đổi nội dung, update hình ảnh, vẫn luôn có những yếu tố mới cần được tối ưu hoặc những yếu tố khác cần được tối ưu hơn nữa. Vì lí do đó, nhiều công ty SEO đã xây dựng đội ngũ các chuyên viên phân tích SEO On-page trước khi phát triển các bộ phận khác của công ty, đặc biệt là khi họ biết rằng những thay đổi về các yếu tố trên trang sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả của website một cách nhanh chóng nhất.

Khác với backlink – một hoạt động cần thời gian thu thập và đánh giá giá trị – các thay đổi trên trang có thể tạo ra sự khác biệt tích cực về cách thức các công cụ tìm kiếm đọc hiểu một website, khiến các thay đổi này trở thành công việc ưu tiên hàng đầu của người làm SEO – chuyên viên SEO hay các công ty SEO.

4. Xây Dựng Liên Kết và Giám Sát Hoạt Động

Sau khi tối ưu hóa onpage trên trang thì công việc quan trọng không kém của một nhân viên SEO đó là xây dựng liên kết.

Vì hoạt động xây dựng liên kết luôn đóng vai trò trọng yếu đối với thành công của một website, bất cứ một chuyên viên SEO giỏi giang nào đều xem nó là hoạt động nhất thiết cần thực hiện mỗi ngày.

Trường hợp ngoại lệ duy nhất là các công ty SEO lớn, ở đó, các nhân viên đều rất thành thạo trong việc xử lí các mặt khác nhau của qui trình SEO – dù đó là vấn đề sáng tạo nội dung, tối ưu hóa trên trang, xây dựng liên kết, hoặc các yếu tố khác của qui trình tiếp thị số.

Với số đông các chuyên viên SEO còn lại, họ phải luôn nỗ lực tìm kiếm nhiều cơ hội mới để xây dựng liên kết, đọc các trang blog, website trong cùng lĩnh vực để tìm kiếm các ý tưởng xây dựng liên kết mới, hoặc theo dõi các liên kết có sẵn để giám sát và chỉnh sửa các thay đổi trong cấu trúc backlink của website.

5. Theo Dõi Thứ Hạng, Lưu Lượng Truy Cập, và Tỉ Lệ Chuyển Đổi

Có lẽ phần công việc vừa tẻ nhạt, vừa thú vị nhất trong một ngày làm SEO là khoảng thời gian theo dõi các tiêu chí: độ lên xuống của thứ hạng, lưu lượng truy cập, và tỉ lệ chuyển đổi.

Dù cho việc theo dõi các thống kê dữ liệu có nhạt nhẽo (nhưng không kém phần thú vị) ra sao, chuyên viên SEO cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng đáng kể của chúng.

Riêng với các báo cáo trong Google Webmaster Tools có thể giúp chuyên viên SEO giải quyết triệt để “các vấn đề có tiềm năng gây hại” ngay từ trong trứng nước, trước khi Google tặng bạn thẻ vàng cho website của mình.

6. Nâng Cao Kiến Thức và Tương Tác Cộng Đồng

Vì lĩnh vực Internet Marketing luôn không ngừng biến động, “học, học nữa, học mãi” là một phần không thể thiếu trong một ngày làm việc của chuyên viên SEO. Thông thường, họ luôn nghiên cứu kĩ các trang web trong lĩnh vực như SEOMoz, SearchEngineLand… để luôn đi trước đón đầu các thay đổi thuật toán của các công cụ tìm kiếm chủ đạo, hoặc các kĩ thuật SEO mới.

Bạn cũng có thể tham gia các khóa học tại các trung tâm đào tạo SEO uy tín ở HCM như: DGM Việt Nam, EQVN, Vinalink, iNET, Hoàng Nguyễn, TTV… Đồng thời, chuyên viên SEO sẽ để lại bình luận trên các bài viết, đăng thông tin trên các diễn đàn trong cộng đồng như Thegioiseo.com, Diendanseo.com, hoặc đặt câu hỏi trên các mạng xã hội như Facebook, Google+.

Những hoạt động này không những giúp họ làm giàu thêm vốn kiến thức, chúng còn giúp họ xây dựng danh tiếng và uy tín trong lĩnh vực SEO (lắm lúc thật khắc nghiệt).

7. Cộng Tác với Đội Sản Phẩm, Marketing, và Phát Triển Nội Bộ

Ngày nay, hoạt động SEO của một nhân viên SEO không chỉ giới hạn trong việc thu hút backlink và tối ưu hóa trên trang. Một chiến dịch SEO hiệu quả cần cộng tác với đội phát triển, thiết kế web (để đảm bảo hệ thống website đang hoạt động một cách tối ưu dưới góc nhìn của chuyên viên SEO), đội marketing (để xác định các yếu tố tác động đến thương hiệu cần được sử dụng hợp lí trên website), và đội sản phẩm (để tăng cường nội dung trên các trang bán hàng nhằm tạo ra trải nghiệm người dùng trên trang tốt hơn). Như thế, công việc của một nhân viên SEO cần dành thời gian hợp tác với các đội ngũ tương quan khác, dù với nhân viên nội bộ trong công ty hoặc gặp gỡ các phòng ban khác của khách hàng.

Các hoạt động này không những khó, chúng còn rất quan trọng vì chúng giúp website hấp dẫn hơn với cả khách truy cập và công cụ tìm kiếm. À, email nữa… Hầu như bất cứ ai làm việc online đều biết rõ họ lúc nào cũng có email để kiểm tra. Từ các email tương tác của khách hàng cho đến các thông báo nội bộ trong công ty, các newsletter trong lĩnh vực cho đến các thông báo từ các mạng xã hội, các chuyên viên SEO đều dành thời gian kiểm tra và hồi đáp email.

8. Tạo Mạng Lưới

Có thể nói tạo mạng lưới cũng là một phần khá thú vị công việc của một nhân viên SEO. Dành thời gian tạo mối quan hệ với những nhân vật khác trong lĩnh vực là một hoạt động rất quan trọng của các chuyên viên SEO – những người thường dựa vào các mối quan hệ này để học hỏi nhiều kĩ thuật mới khi “chém gió” cùng nhau.

9. Chém gió offline SEO

Một điểm cộng khác trong công việc của một nhân viên SEO là chém gió offline SEO. Việc chịu khó tương tác và chém gió cùng người khác có thể được xem là một trong những phương pháp xây dựng liên kết dễ dàng nhất. Trong quá trình giao lưu bạn có thể đổi lấy nhiều backlink mạnh mẽ có giá trị cao cho website của công ty đấy.

10. Giải trí

Công việc SEO đòi hỏi kĩ thuật cao, đó là lí do tại sao khoảng thời gian thư giãn sẽ rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng trì trệ do làm việc quá sức, và biết đâu họ có thể nảy sinh những ý tưởng độc đáo cho website của bạn.

Lời kết 10 công việc của một nhân viên SEO trong ngày này có thể khác biệt đôi chút tùy theo hệ thống quản lí ở công ty của bạn, tùy theo số lượng các cuộc họp mà các chuyên viên SEO cần tham gia, và chuyên viên SEO đó làm việc tại nhà hay tại công ty.

Thật ra, có khi bạn phải dành nhiều ngày để tập trung cho hoạt động tối ưu hóa on-page, và nhiều ngày khác đề hoàn toàn tập trung cho các chiến dịch xây dựng liên kết.

Dù sao, hy vọng 10 công việc của một nhân viên SEO này sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tốt hơn về trách nhiệm của người làm SEO – bất kể bạn làm việc ở đâu và làm việc như thế nào.

Nguồn: Khoahocseo.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:25 PM


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.