#1
|
|||
|
|||
Các chuẩn mực sinh hoạt gia đình truyền miệng liệu có đúng?
Từ xưa, người ta thường hay truyền miệng 5 quy tắc sinh hoạt gia đình mà các đôi vợ chồng vẫn luôn làm theo để giữ lửa hạnh phúc. Vậy, liệu những quy tắc đó có thật sự đúng đối với những gia đình hiện nay? 1. Gia đình phải luôn hòa thuận tránh tranh cãi? gia đình phải luôn hòa thuận tránh tranh cãi? Nhiều người cho rằng, việc vợ chồng xảy ra những tranh cãi sẽ dẫn đến đổ vỡ gia đình. Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác, khi mà cuộc sống gia đình chung sống với nhau nhiều năm, tuy có yêu thương và cố gắng hòa hợp thì cũng không thể không có lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt vì thế bất cứ gia đình nào cũng sẽ có lúc xảy ra tranh chấp, cãi vã và điều này không hẳn đã xấu, việc hai vợ chồng tranh cãi cũng là cách để đôi bên đưa ra quan điểm của mình, để có thể hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn. Ngay cả khi hai bạn cãi vã và “chiến tranh lạnh” với nhau, thì đó cũng là khoảng lặng để hai bạn có thời gian nhìn lại mối quan hệ của đôi bên, để sau đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, đôi bên cũng phải biết giữ hòa thuận trong gia đình, đừng tranh cãi nhau vì những việc “lông gà vỏ tỏi”. Là những thành viên trong một gia đình, các bạn nên góp ý cho nhau theo hướng tích cực và xây dựng, để cả hai ngày một trở nên hoàn hảo hơn trong mắt nửa kia của mình. 2. Vợ chồng trong gia đình thì phải ngủ cùng nhau Vợ chồng trong gia đình phải ngủ cùng nhau? Từ xưa vẫn có quan niệm rằng, cuộc sống sinh hoạt vợ chồng trong một gia đình là ngủ cùng giường, cùng chiếu, chính vì thế mà đêm tân hôn, khi hai vợ chồng động phòng chính thức đồng sàng cộng chẩm là điều có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Thế nhưng ngày nay, nhiều cặp vợ chồng mặc dù tình cảm nồng hậu vẫn phải ngủ riêng do các lý do khác nhau như vì điều kiện công việc, khoảng cách địa lý, sức khỏe không cho phép… Bạn không nên cảm thấy khó chịu cũng không nên lo sợ khi mình đang ở trong tình huống như vậy bởi đó không phải là một tín hiệu cho thấy sự kết thúc của gia đình bạn. Thay vào đó, bạn hãy xem đó là khoảng thời gian thử thách của gia đình mình, tạm thời xa nhau để bạn có thể cảm thấy trân trọng hơn những khoảnh khắc các bạn được ngủ cùng nhau, thực sự hiểu được ý nghĩa gia đình khi đêm về được dựa vào bờ ngực vững chãi mà yên giấc, sáng ra mở mắt có thể thấy mình đang nằm trong vòng tay ấm áp của nửa kia, hay có thể nhận được nụ hôn chào buổi sáng thật ngọt ngào ngay khi thức dậy. Bài viết đang được quan tâm: -Trả thù người yêu - Hạnh phúc gia đình 3. Luôn phải có những điều mới mẻ trong sinh hoạt gia đình Những điều bất ngờ mới mẻ sẽ khiến cho gia đình bạn thêm thú vị khi cuộc sống sinh hoạt vợ chồng với những lo toan vội vã hối hả khiến cho hai bạn gần như đã quên mất đi cảm giác lãng mạn, ngọt ngào lúc mới yêu. Điều mới mẻ là quan trọng và cần thiết để hâm nóng tình cảm gia đình, nhưng thói quen sinh hoạt mới là điều cốt lõi làm nên hanh phúc vững bền của một gia đình. Không những thế, chính những thói quen gia đình khiến cho những điều mới mẻ càng trở nên đặc biệt và hấp dẫn hơn. Thói quen gia đình chỉ đơn giản là cùng ăn với nhau bữa tối, cùng chia sẻ việc nhà, hay đón con,… việc có một thói quen như vậy sẽ khiến bạn nhẹ nhàng và thư thái hơn thay vì cứ cố gắnh tìm kiếm điều mới mẻ cho sinh hoạt gia đình. Cuộc sống hàng ngày với bao lo toan về tiền bạc vật chất đã đủ xô bồ, hối hả vì thế bạn hãy trân trọng những phút giây nhẹ nhàng thư thái bên gia đình mình, cùng làm những việc nhỏ nhặt không đáng gọi tên, đó mới chính là điều hạnh phúc nhất. 4. Luôn trung thực với nửa kia một gia đình là luôn trung thực với nửa kia Trong cuộc sống gia đình, luôn luôn trung thực với nửa kia là điều bất khả thi, chẳng thế mà mới có cụm từ “white lie” nó là những lời nói dối thiện chí, khi mà những lời nói dối của bạn còn tốt hơn là những sự thật quá phũ phàng gây tổn thương đến cảm xúc của người nghe. Đôi khi bạn không thích một điều gì đó từ nửa kia, có thể là bộ quần áo mới, kiểu tóc mới, hay thói quen sinh hoạt,…. bạn có thể nói giảm nói tránh theo một cách nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cảm xúc, đôi khi là lòng tự trọng của nửa kia. Cũng có đôi khi, bạn cần nói dối để giấu diếm, bí mật thực hiện một điều bất ngờ nho nhỏ cho nửa kia, điều đó chẳng những không tốt mà nó còn khiến cho tình cảm đôi bên trong gia đình bạn càng thêm gắn bó và lãng mạn. Tuy nhiên, nói dối không phải là một thói quen tốt, bạn nên nói những lời nói dối thiện chí, nhưng trong những trường hợp trang trọng, bạn không nên nói dối khi mà lời nói dối của bạn sẽ khiến cho đối phương bị tổn thương, làm họ mất đi niềm tin giành cho bạn. Chung sống trong một gia đình, niềm tin là điều vô cùng quan trọng để có thể duy trì hạnh phúc được lâu bền và “lời nói chẳng mất tiền mua” hãy luôn biết cách “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. 5. Lúc nào cũng phải có đôi có cặp Đâu phải lúc nào đi đâu luôn có đôi có cặp là tốt. Đôi khi những kỳ nghỉ ngắn ngày một mình hay tạm thời xa nhau vài ngày có thể khơi nguồn cảm hứng mới và củng cố tình yêu chả thế mà mới có câu “xa nhau để gần nhau hơn”. Có thể gia đình bạn vẫn ngập tràn ấm áp và yêu thương, có thể hai bạn chả hề có cuộc cãi vã, thế nhưng đôi khi hai bạn sẽ không có cùng lịch trình công tác, hay không có chung một sở thích về địa danh nào đó, đừng quá suy nghĩ khi phải đi du lịch một mình, bạn hãy thay nửa kia nhìn ngắm và cảm thụ những điều nửa kia không có thời gian, cơ hội hay hứng thú để cảm nhận. Đừng luôn mặc định một mình là cô đơn, vì bạn vẫn còn gia đình, còn người ấy luôn sẵn sàng giang đôi tay ra với bạn. Và đôi khi một mình để thấy được có người ấy bên cạnh thật ấm áp và yên ổn biết chừng nào. Nhưng cùng đừng đi quá xa, đừng chỉ luôn biết tận hưởng những niềm vui thích một mình mà để mặc người kia bạn nhé. “Hãy trân trọng hai tiếng gia đình từ những phút đầu tiên” Nguồn bài viết: http://tuvantamlysinhly.wordpress.com/ |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|