#1
|
|||
|
|||
Hội thảo khoa học về vị umami có trong bột ngọt và glutamate
Ngày 8/9/2012, Trường đại học Y Dược TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học về vị umami và glutamate tại khách sạn Park Hyatt Saigon. Các đại biểu tham dự hội thảo. Hội thảo được tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho hơn 300 cán bộ, giảng viên Trường đại học Y Dược, Viện Vệ sinh, y tế công cộng và bác sĩ, chuyên gia y tế. Các báo cáo khoa học được trình bày bởi 3 nhà khoa học uy tín là GS.TS. John D. Fernstrom đến từ Trường đại học Y Pittsburg, Hoa Kỳ; TS. Ana San Gabriel từ Trung tâm Thông tin umami và T.S Eugeni Roura từ Trường đại học Queensland, Úc. Vị umami hay vị ngọt thịt với thành phần tạo vị chính là glutamate đã được khám phá từ năm 1908 bởi một giáo sư người Nhật Bản, Kikunae Ikeda. Khám phá của ông đã mang đến cho ngành khoa học về vị một vị cơ bản thứ năm bên cạnh bốn vị khác là ngọt, chua, mặn, đắng. Khởi nguồn từ glutamate, gia vị bột ngọt hay còn gọi là gia vị umami đã được phát minh và ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Các đại biểu tham dự hội thảo. Hội thảo đã mang đến cho các chuyên gia y tế một cái nhìn sâu hơn về khía cạnh sức khỏe liên quan đến việc sử dụng gia vị bột ngọt trong khẩu phần ăn thông qua việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu gần 40 năm qua. GS. Fresntrom cho biết, bột ngọt đã được Ủy ban Chuyên gia hỗn hợp về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) đánh giá là an toàn với liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định và không đưa ra khuyến cáo đặc biệt nào dành cho trẻ em; Ủy ban Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu (EC/SCF) cũng kết luận bột ngọt là phụ gia thực phẩm an toàn với liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định và không có bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây hại cho người sử dụng; Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) cũng đánh giá bột ngọt được xem là phụ gia thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, nhà khoa học chuyên sâu về dược lý và tâm thần học này cũng đã báo cáo các tài liệu cho thấy bột ngọt không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương khi sử dụng trong thực phẩm; đồng thời, kết quả nghiên cứu về mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả của việc sử dụng bột ngọt và hiện tượng của hội chứng nhà hàng Trung Quốc đã được chứng minh bột ngọt không phải là nguyên nhân và cũng không phải là thành phần gây dị ứng. Các báo cáo còn làm sáng tỏ việc sử dụng bột ngọt tại nhiệt độ nấu ăn thông thường không mang đến bất cứ nguy hại nào cho sức khỏe. Nguồn: suckhoedoisong =============================== . |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|